Thoát vị bẹn là gì? Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng chín 15, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Thoát vị bẹn là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở nam giới. Bệnh gây ra nhiều khó khăn, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy không gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần phải chú ý.
Dưới đây, phòng khám Maple chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về bệnh lý này và giải đáp giúp bạn thắc mắc “thoát vị bẹn có nguy hiểm không”.
Thoát vị bẹn là gì?
Đây là tình trạng một tạng trong bụng (có thể là ruột, mạc nối,…) không còn nằm tại vị trí ban đầu mà thoát ra khỏi một điểm nào đó trên thành bụng ngay tại vùng bẹn. Nếu tạng thoát ra khỏi bụng không thể chui trở lại ổ bụng gây tình trạng “nghẹt” dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như hoại tử, nhiễm trùng
Xem thêm: Bật mí những mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả ngay tại nhà
Nguyên nhân gây thoát vị bẹn
Bẩm sinh
Ống phúc tinh mạc không đóng lại hoàn toàn tạo thành túi thoát vị gián tiếp sẽ là điều kiện thuận lợi để các tạng thoát ra ngoài gây thoát vị bẹn. Khi bị thoát vị bẹn, bệnh nhân có thể mắc kèm với một số bệnh lý liên quan khác như tràn dịch tinh mạc, u nang thừng tinh.
Do mắc phải
Các cơ thành bụng ở người lớn tuổi thường bị suy yếu dẫn đến thoát vị trực tiếp. Bên cạnh đó, một số bệnh lý như suy dinh dưỡng, béo phì hay làm việc lao động quá sức,…cũng là tác nhân gây suy yếu thành bẹn dẫn đến thoát vị.
Ngoài ra, khi áp lực ổ bụng tăng liên tục hay không liên tục kéo dài là yếu tố nguy cơ mắc thoát vị bẹn:
- Táo bón trong thời gian dài, u đại tràng
- Bướu lành ở tuyến tiền liệt hay hẹp niệu đạo gây khó tiểu tiện
- Ho kéo dài
- Xuất hiện khối u lớn trong bụng hoặc có thai
- Có tiền sử thoát vị bẹn
Xem thêm: Vì sao không nên chủ quan khi bị tê tay?
Dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn
- Khi nâng một vật nặng hay khi ho, rặn xuất hiện cảm giác đau và có khối phồng ra ở bẹn. Dấu hiệu này biến mất khi nằm xuống
- Cảm giác đau lan dần xuống bìu, vùng da bìu sưng đỏ.
- Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, rất khó để phát hiện khối phồng ra ở bẹn.
Thông thường, thoát vị bẹn không gây ra những triệu chứng bất thường nào trên cơ thể. Tuy nhiên, một số bệnh lý đi kèm thường là viêm phế quản mạn, u đại tràng, bướu lành tiền liệt tuyến,…
Biến chứng của thoát vị bẹn
Thoát vị nghẹt
Thoát vị nghẹt là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân. Biến chứng này xảy ra khi mạch máu và các tạng liên quan bị chèn ép không thể di chuyển về vị trí ban đầu từ đó gây hoại tử do không đủ lượng máu nuôi dưỡng. Ở vùng bẹn xuất hiện một khối chất gây đau không thoát được ra ngoài đi kèm cùng một số biến chứng của thoát vị nghẹt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng hoại tử.
Thoát vị kẹt
Tạng thoát vị chui xuống phía dưới túi thoát vị nhưng lại không di chuyển ngược lên phía trên bụng có thể do dính vào túi hoặc dính lại với nhau gây thoát vị kẹt. Không giống với thoát vị nghẹt do chèn ép dây thần kinh và các mạch máu thoát vị kẹt không gây đau đớn cho bệnh nhân và không gặp tình trạng tắc ruột. Khi bị thoát bị kẹt bệnh nhân sẽ cảm thấy vướng víu và dễ gặp chấn thương hơn.
Chấn thương thoát vị
Khi khối thoát vị có kích thước lớn và thường xuyên chui xuống dưới do một số tác động từ bên ngoài như chấn thương, vỡ, dập các tạng bên trong.
Chẩn đoán và điều trị thoát vị bẹn như thế nào?
Phương pháp chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán và xác định thoát vị bẹn thường được thăm khám trực tiếp thông qua việc sờ, nhìn khối phồng to ở bẹn khi ho và xẹp lại khi nghỉ ngơi. Nếu khối phồng thoát vị quá nhỏ bác sĩ không thể chẩn đoán thì mới cần sử dụng các xét nghiệm y học.
Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán thoát vị bẹn như:
Siêu âm
Xét nghiệm này giúp đánh giá vị trí, đặc điểm và tính chất bên trong của khối thoát vị, giúp các bác sĩ xác định kích thước và đánh giá tình trạng tưới máu giúp tiên lượng điều trị.
Phương pháp CT scanner
Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác mức độ thoát vị bẹn của bệnh nhân thông qua những hình ảnh trên màn hình scan. Tuy nhiên, kỹ thuật này ít được áp dụng do chi phí khá tốn kém.
Phương pháp điều trị
Theo các chuyên gia, dựa theo lứa tuổi bệnh nhân thoát vị bẹn sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị thoát vị bẹn có thể chờ ống phúc tinh mạc tự lành. Còn ở người lớn cần điều trị theo 2 phương pháp mà phẫu thuật mở hay mổ nội soi.
Mổ nội soi được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị bẹn nặng. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi cũng như các dụng cụ kỹ thuật thông qua một đường rạch nhỏ vùng bụng. Đây là phương pháp điều trị phổ biến do có tính thẩm mỹ cao.
Còn đối với phương pháp điều trị phẫu thuật mở, nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị rất thấp. Tuy nhiên, thời gian phục hồi lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.
Có thể bạn chưa biết: Điều Trị Tê Buốt Chân Tay
Một số câu hỏi xung quanh bệnh thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng bệnh tăng dần theo thời gian, nếu không được phát hiện và điều trị bệnh có thể gây một số biến chứng như thoát vị nghẹt,…ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Đây là tình trạng nguy hiểm cần phẫu thuật ngay do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
Thoát vị bẹn nên ăn gì?
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức uống không lành mạnh như rượu bia, chất kích thích,…là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thoát vị bẹn. Tuy nhiên, có thể dựa vào tình trạng bệnh để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể như thoát vị bẹn do táo bón kéo dài thì một số thực phẩm như trái cây, rau xanh được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp mổ hở hay mổ nội soi tốt hơn?
Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh cũng như nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ có thể tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ thì nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi vì giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân, ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thoát vị bẹn có phải là bệnh bẩm sinh hay không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị bẹn, trong đó bẩm sinh (di truyền) chỉ là một trong nhiều yếu tố. Do vậy, nếu trẻ vừa sinh ra đã bị thoát vị bẹn thì đây được gọi là thoát vị bẹn bẩm sinh.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh lý thoát vị bẹn. Bệnh lý này không chỉ gây đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, thoát vị bẹn còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu bệnh gây biến chứng. Do vậy, cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có thoát vị bẹn.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ