Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì? Cách để điều trị hiệu quả
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng bảy 2, 2024
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Đau lưng dưới gần mông là tình trạng đau kéo dài hoặc đột ngột xuất hiện ở vùng lưng dưới, phần hông và mông. Trường hợp này xuất hiện nhiều ở cả nam giới, nữ giới và người sau khi sinh. Để nắm rõ về bệnh lý, phương pháp điều trị hiệu quả ngay tại nhà, Maple Healthcare mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đau Lưng Gần Dưới Mông Là Gì? Đối Tượng Thường Mắc Phải
Đau lưng gần mông là những cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới, có thể kéo dài xuống hông và mông (từ đốt sống L1 đến L5). Tùy vào từng trường hợp mà cơn đau sẽ khác nhau, có thể đến đột ngột khi di chuyển, vận động hoặc âm ỉ kéo dài rồi trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối tượng dễ mắc phải nhất:
- Đau lưng gần dưới mông sau sinh: Vấn đề đau lưng sau khi sinh rất thường gặp ở phụ nữ, bởi lúc này nội tiết tố thay đổi, tăng cân nhanh, tư thế của mẹ cho con bú và ảnh hưởng từ quá trình thai kỳ (cử động, cân nặng của bé,…).
- Đau lưng gần dưới mông ở nam giới: Ở nam giới tình trạng đau lưng thường xuất hiện khi làm việc, tập luyện quá sức. Cơn đau lưng ở nam có thể không dữ dội như phụ nữ, thế nhưng nếu điều trị muộn cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Đau lưng gần dưới mông ở nữ giới: Nữ giới có tỷ lệ mắc đau lưng vùng gần hông nhiều hơn nam, bởi cơ thể của nữ có cấu tạo đặc biệt và sự thay đổi hormone trong từng giai đoạn. Chứng đau lưng gần hông xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Bệnh phụ khoa, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về thận, khom người thường xuyên,…
2. Chứng Đau Lưng Gần Mông Liên Quan Đến Bệnh Gì?
Đau lưng dưới gần mông có thể liên quan đến nhiều bệnh như: Căng cơ, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,… Các bệnh này đều gây ra cơn đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người mắc.
2.1. Căng Cơ
Căng cơ là hiện tượng cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt qua ngưỡng chịu đựng bình thường. Tình trạng này sẽ làm các cơ căng cứng, khó vận động và kèm theo một vài triệu chứng như: Sưng tấy, bầm tím, hạn chế cử động,…
2.2. Thoái Hóa Cột Sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng sụn khớp mòn dần, đầu xương đốt sống ma sát trực tiếp gây viêm dẫn đến sưng bao hoạt dịch khớp, khô khớp do hạn chế tiết dịch từ các khớp. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều khu vực trong có phần lưng dưới. Đối tượng bị thoái hóa cột sống thường gặp nhất là ở người già, người lao động nặng.
2.3. Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xuất phát từ nguyên nhân vận động, làm việc quá sức. Tình trạng này gây ra những cơn đau lưng kéo dài, âm ỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc phải. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp nhất ở độ tuổi lao động (20 – 49 tuổi), đặc biệt nam giới có nguy cơ cao hơn nữ.
2.4. Hẹp Ống Sống
Hẹp ống sống là trường hợp không gian trong ống sống bị thu hẹp, tạo áp lực lên rễ thần kinh, tủy đi qua cột sống. Dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng này là người bệnh có cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, cột sống và đau nhiều hơn khi cúi người, thay đổi tư thế.
2.5. Rối Loạn Chức Năng Xương Khớp
Người bị rối loạn chức năng xương khớp thường bị các cơn đau, cứng vùng dưới mông hành hạ, đặc biệt khi họ đứng, leo cầu thang, chạy, vác vật nặng cơn đau sẽ dữ dội hơn.
2.6. Đau Thần Kinh Tọa
Đau thần kinh tọa là khi các rễ thần kinh vùng lưng dưới bị chèn ép quá mức dẫn đến đau ở gần mông, đùi thậm chí là cả một bên chân. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể xuất phát từ thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, gai xương,… Cơn đau thần kinh tọa thường đến đột ngột nhưng cũng nhanh hết, tùy nhiên bạn cũng không được chủ quan.
2.7. Gai Đôi Cột Sống
Gai đôi cột sống là căn bệnh khá phổ biến, xuất phát từ việc ngồi sai tư thế, thói quen sinh hoạt không tốt. Tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau dưới gần hông, đùi hoặc bàn chân, làm hạn chế vận động của người bệnh.
3. Phương Pháp Chẩn Đoán Đau Lưng Gần Mông
Để chẩn đoán chính xác đau lưng gần mông và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cần phải chụp X-Quang, chụp MRI/CT hoặc đo cơ điện.
- Chụp X-Quang: Thông qua film chụp Xquang sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình hình tổn thương của xương và vùng cột sống.
- Chụp MRI/CT: Kết quả chụp MRI/CT sẽ giúp xác định tổn thương ở mô mềm như: Đĩa đệm, đốt sống, u tiềm ẩn.
- Đo cơ điện: Với phương pháp này bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng gây đau lưng liên quan đến thần kinh, cơ bắp.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc cả 3 phương pháp để chẩn đoán chính xác, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau nhức lưng gần hông bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám.
4. Phương Pháp Điều Trị Đau Lưng Vùng Mông
Đau lưng dưới gần mông dù là cơn đau ngắn hay dài đều gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày của người bị. Với tình trạng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà như:
4.1. Dùng Thuốc
Dùng thuốc trong các trường hợp quá đau nhức, khó chịu, hạn chế các hoạt động thường ngày. Thuốc sẽ có 2 loại là giảm đau và giãn cơ:
- Thuốc giảm đau sẽ làm giảm nhanh các cơn đau, tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, bạn không nên quá lạm dụng để tránh trường hợp nhờn thuốc.
- Thuốc giãn cơ sẽ giúp giảm co cứng cơ, đau do chuột rút.
2 loại thuốc này đều cần phải được kê đơn và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý uống hoặc quá lạm dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
4.2. Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Với Chiropractic
Phương pháp kết hợp giữa vật lý trị liệu và Chiropractic không còn quá xa lạ với nhiều người. Việc kết sử dụng song song 2 phương pháp này sẽ giúp đem lại hiệu quả cao.
Chiropractic là gì? Chiropractic là phương pháp tập trung vào việc chẩn đoán, điều chỉnh các sai lệch đốt sống, giải phóng chèn ép thần kinh, cải thiện lưu thông máu. Còn vật lý trị liệu sẽ sử dụng các bài tập vận động, kỹ thuật massage nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.
Maple Healthcare là một trong những phòng khám áp dụng phương pháp kết hợp này để điều trị cho các trường hợp đau lưng dưới gần mông. Vì nó vừa cải thiện cơn đau, phục hồi đường cong sinh lý, vừa làm cho quá trình phục hồi của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn.
4.3. Châm Cứu
Trong các trường hợp đau lưng nhẹ bạn có thể áp dụng phương pháp châm cứu không can thiệp đến cơ thể mà vẫn đem lại hiệu quả tốt. Theo đó, châm cứu sẽ châm trực tiếp vào mạch máu giúp lưu thông máu, giảm đau mỏi.
4.4. Chườm Lạnh
Chườm lạnh là phương pháp điều trị đau lưng gần mông đơn giản nhưng đem đến hiệu quả rõ rệt. Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình viêm sưng, làm gián đoạn phản ứng co thắt gây ra cơn đau giữa dây thần kinh.
Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện ngay khi gặp chấn thương. Khi chườm lạnh bạn lưu ý không để đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.
4.5. Dùng Nẹp Lưng
Một vài chấn thương nặng người bệnh còn phải dùng đai nẹp lưng. Tác dụng chính của đai nẹp là kiểm soát tư thế khi ngồi, nằm, sinh hoạt hàng ngày, làm giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống, đảm bảo hiệu quả điều trị.
5. Cách Phòng Ngừa Đau Lưng Dưới Gần Mông Tại Nhà
Đau lưng dưới gần mông khá phổ biến ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, đặc biệt nó còn đem đến nhiều hạn chế trong vận động, sinh hoạt của người bệnh. Để phòng tránh tình trạng này bạn hãy:
5.1. Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống, Sinh Hoạt Khoa Học
Hãy đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của bạn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó có Canxi, D3 là 2 dưỡng chất quan trọng giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai. Bạn có thể bổ sung 2 chất này từ các thực phẩm: Sữa, trứng, phô mai, cá, đậu phụ,…
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách loại bỏ đồ ăn nhanh ra khỏi thực đơn hàng ngày, bởi dầu mỡ, chất béo nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, béo phì.
5.2. Luyện Tập Thể Thao
Các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta luyện tập thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp. Thế nhưng việc luyện tập cần được thực hiện phù hợp với từng người, bạn có thể chọn các môn đơn giản như: Chạy bộ, yoga, đi bộ, bơi,… Để hiệu quả lâu dài, bạn hãy xây dựng kế hoạch luyện tập mỗi ngày.
5.3. Hạn Chế Ngồi Một Chỗ Quá Lâu
Những người làm văn phòng thường có xu hướng ngồi một chỗ quá lâu, điều này có nguy cơ dẫn đau lưng phần dưới hông. Thay vào đó, bạn thỉnh thoảng đứng dậy đi lại, vươn vai, một hoạt động nhỏ nhưng góp phần phòng tránh đau lưng hiệu quả.
Đau lưng gần dưới mông có thể liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt tình trạng đau kéo dài còn ảnh hưởng đến công việc, hoạt động và chất lượng cuộc sống. Vì vậy bạn cần phải chủ động xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để chủ động phòng tránh căn bệnh này.
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể tham khảo ngay các bài tập điều trị đau lưng dưới ngay tại nhà từ chuyên gia phòng khám Maple Healthcare
Bài viết liên quan:
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ