Đau Dây Thần Kinh Tọa: 4 Cách Giảm Đau Tại Nhà

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý xương khớp phổ biến với tỷ lệ người mắc khá cao hiện nay. Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như thoát vị đĩa đệm, chấn thương hay do u bướu chèn ép. Người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh phác đồ điều trị, một số phương pháp giảm đau tại nhà cũng giúp hỗ trợ điều trị một cách tích cực.

4 cách giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà
4 cách giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh đi từ phần dưới thắt lưng kéo dài đến ngón chân với chức năng chi phối cảm giác vận động, nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua. Dây thần kinh tọa được xem là dây thần kinh dài nhất cơ thể bao gồm 2 dây thần kinh nằm bên phải và bên trái.

Đau thần kinh tọa thường xảy ra nhất khi xuất hiện một yếu tố chèn ép một phần của dây thần kinh. Bệnh được biểu hiện bởi các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, có thể xuất phát từ vùng thắt lưng, lan tới đùi, cẳng chân, các ngón chân...

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
Những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, có thể do một số vấn đề sức khỏe như:

  • Chấn thương: Các chấn thương vùng thắt lưng, hông, chân...có thể gây tổn thương cho dây thần kinh tọa. Ngoài ra, đau dây thần kinh tọa có thể xuất phát từ viêm khớp thoái hóa, sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống do lao hoặc vi khuẩn
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm cột sống chệch khỏi vị trí, có thể đè trực tiếp, chèn ép lên dây thần kinh tọa
  • Ung thư: Các khối u, bướu vùng lưng, hông, chân...có thể phát triển, chèn ép dây thần kinh
  • Bệnh tiểu đường: Đau dây thần kinh tọa là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Một số nguyên nhân khác như: Thiếu vitamin B, hội chứng ống cổ tay, các vấn đề về tuyến giáp, viêm khớp cột sống.

4 cách giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà

Top những cách giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà
Top những cách giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà

Các thống kê y khoa cho thấy, đau dây thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở những người trong tuổi lao động (30-50 tuổi) và ở mức độ nhẹ, bệnh có thể biến mất theo thời gian. Trong một số trường hợp cơn đau kéo dài, đau dữ dội, tê liệt chi...nên đi khám chuyên khoa và có phương án điều trị phù hợp.

Để điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa có thể sử dụng một số biện pháp như:

  • Điều trị bằng thuốc: Tùy vào tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như giảm đau, giãn cơ, giảm đau thần kinh, thuốc vitamin nhóm B, tiêm corticosteroid...Tuy nhiên, dùng thuốc sẽ gây nên một số tác dụng phụ và ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận...
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp bao gồm các bài tập luyện, liệu pháp massage...nhằm giúp giảm đau và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai, cải thiện tính linh hoạt...Vật lý trị liệu cần được thiết kế và hướng dẫn bởi các chuyên gia
  • Điều trị ngoại khoa, phẫu thuật: Thường được chỉ định cho những trường hợp có chèn ép nặng, phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh tọa do đĩa đệm, khối u...Phương pháp ẩn chứa ít nhiều rủi ro và biến chứng.

Ngoài ra, một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà cũng hỗ trợ tích cực trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa như:

  • Tập thể dục: Việc tập thể dục hàng ngày giúp giải phóng thuốc giảm đau tự nhiên – hoạt chất endorphin, làm giãn nở các mạch máu ở bàn chân, nuôi dưỡng những dây thần kinh bị thương tổn. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp thúc đẩy lượng máu đến các dây thần kinh tốt hơn. Bạn có thể tập luyện các môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ...
  • Chăm sóc bàn chân: Massage, ngâm chân với nước ấm, chọn giày dép thoải mái...là những cách chăm sóc đôi bàn chân giúp lưu thông máu, tăng lưu lượng máu đến các ngón chân, nuôi dưỡng các dây thần kinh, giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.
  • Thay đổi thói quen: Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguyên nhân từ một số thói quen sinh hoạt, thiếu chất dinh dưỡng...Do đó, thay đổi thói quen và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là cách điều trị bệnh hiệu quả.  Bạn nên tránh việc thay đổi tư thế đột ngột, mang vác nặng, ít vận động... Nên điều chỉnh chế độ ăn ít thịt đỏ, dầu mỡ, bia rượu và thay vào đó sử dụng các thực phẩm lành mạnh giàu canxi, trái cây và rau củ để bổ sung khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức khoẻ của dây thần kinh.
https://www.youtube.com/watch?v=ZicaP632x0k
  • Sử dụng các miếng dán nóng và lạnh: Sử dụng các miếng dán này ở lưng dưới trong vài ngày có thể làm giảm cơn đau do đau thần kinh tọa gây nên.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống được thực hiện như thế nào?

Điều trị bằng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Phương pháp điều trị bằng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất.

Trong điều trị đau dây thần kinh tọa, ngoài các phương pháp trên, trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp khá mới ở Việt Nam và được giới y khoa đánh giá cao vì tính hiệu quả của nó cùng ưu điểm: không đau – không dùng thuốc – không phẫu thuật. Trung tâm chăm sóc sức khỏe Maple Healthcare với trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới, đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm là địa chỉ tiên phong trong ứng dụng trị liệu thần kinh cột sống để điều trị các bệnh xương khớp tại Việt Nam.

  • Việc đầu tiên các bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống sẽ làm là khám tổng quát cột sống để xác định vị trí xảy ra sự mất cân bằng cũng như nguồn gốc của áp lực cột sống thông qua EMG, chụp X-Quang hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ). 
  • Ngoài ra, một số trường hợp đòi hỏi phải thực hiện một số phương pháp kiểm tra đặc biệt khác để chẩn đoán.
  • Sau đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh cột sống cũng như các khớp trở lại vị trí thích hợp, khiến cơn đau được cải thiện đáng kể, giảm bớt phần áp lực đè nặng lên các dây thần kinh tọa, khôi phục hầu như toàn bộ tầm vận động vùng chân. Một khi bệnh nhân đã đi lại được dễ dàng tức cơ thể đã lấy lại được trạng thái cân bằng, bệnh nhân có thể bước những bước dài hơn.

Để biết thêm về phương pháp điều trị thần kinh cột sống, hãy liên hệ với Maple Healthcare theo địa chỉ:

Facebook: https://www.facebook.com/maplehealthcare


Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Quang Đăng lựa chọn Maple Healthcare để trị liệu cột sống
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Niềng răng free Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ