Promotion Book 1 get 2

Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng L5, S1 Và Những Điều Cần Biết

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 S1 là một dạng bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 50. Nhưng phần lớn các bệnh nhân chỉ biết cách chữa trị khi bệnh đã bước vào giao đoạn nặng. Làm thế nào để phòng ngừa và nhận biết sớm những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ từ bác sĩ Paul D’Alfonso - Chuyên gia trị liệu Thần kinh cột sống tại Phòng khám Maple.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1

Theo chuyên gia, hầu hết mọi người đều cho rằng, nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là do chấn thương khi khiêng, vác đồ vật quá nặng hoặc do tai nạn xe máy.

Tuy nhiên, một nguyên nhân ngày càng phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5, S1 lại là ngồi quá nhiều. Một sự thật cần biết là nếu bạn ngồi khom về phía trước quá lâu, sẽ làm gia tăng 190% trọng lượng cơ thể dồn lên đĩa đệm, nặng hơn rất nhiều lần so với trọng lượng cơ thể khi bạn đứng suốt cả ngày. Đặt biệt đốt sống L5, S1 nằm ở cuối của cột sống lưng đồng nghĩa với việc đây là vị trí luôn phải chịu áp lực nhiều nhất. Vì vậy, khi phải làm việc trên máy tính hoặc ngồi một chỗ xử lý công việc nào đó khoảng 5 - 8 tiếng mỗi ngày, và kéo dài liên tục trong nhiều năm liền nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống L5, S1 là rất cao.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1 có biểu hiện như thế nào?

thoát vị đĩa đệm thắt lưng l5 s1 ở dân văn phòng

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, các dạng triệu chứng ban đầu mà người bệnh thoát vị đĩa đệm L5, S1 thường gặp phải khá chậm rãi và phát triển theo hướng tăng dần. Bắt đầu từ cảm giác đau nhẹ, nhức mỏi và lâu dần sẽ phát triển thành những triệu chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như xuất hiện cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh, chân tê cứng và vô cùng đau nhức, dẫn đến tình trạng khó khăn khi đứngthẳng người hoặc ngồi dậy.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1 thường là những trường hợp chấn thương khi chơi thể thao quá độ hoặc khiêng vác đồ quá nặng như đã chia sẻ phía trên. Tuy nhiên, đối tượng dân văn phòng ngồi làm việc cả ngày bên máy tính, làm gia tăng áp lực trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm vẫn có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn rất nhiều so với người khác.

Các biến chứng khi không điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời

Đối với thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1, nếu bạn để lâu không đi khám, cố chịu đựng cơn đau thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu đi nhanh chóng. Cụ thể là sẽ xuất hiện các biến chứng như, hai chân tê cứng, dần mất khả năng đi lại và việc bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy nên, hãy tiến hành chữa bệnh càng sớm càng tốt, tránh để bệnh phát triển đến mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1

thăm khám tư vấn với bác sĩ thần kinh cột sống

Hiện nay, các bác sĩ có chuyên khoa xương khớp sẽ chẩn đoán ban đầu bằng cách trực tiếp sờ nắn, xác định vị trí đau kết hợp đánh giá bệnh sử và các triệu chứng thường gặp. Nhưng để biết chính xác mức độ nghiêm trọng cũng như những tổn thương bên trong cần thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X - quang hay chụp MRI. Đặc biệt với phương pháp MRI có khả năng tái tạo hình ảnh 3D, các bác sĩ sẽ quan sát tình trạng đĩa đệm và vị trí rò rỉ của dịch nhầy một cách rõ ràng và nhanh chóng nhất.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5, S1

Hầu hết, điều đầu tiên mà mọi bác sĩ khuyên bạn nên làm là điều trị bằng phương pháp phục hồi tự nhiên. Và không nên vội thực hiện phẫu thuật ngay khi phát hiện bệnh. Khi mới cảm nhận được những cơn đau lưng hay nhức mỏi, hãy thử chườm đá khoảng 10 phút, và mỗi lần cách nhau từ 2 - 3 tiếng đồng hồ. Điều này sẽ giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng và có thể sinh hoạt, đi lại bình thường. Nhưng nếu cơn đau kéo dài vài ngày không thuyên giảm hoặc lặp đi lặp lại cần đến ngay các cơ sở chuyên môn để thăm khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân.

bác sĩ Paul nắn chỉnh thần kinh cột sống tại Maple Healthcare

Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp châm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là những phương pháp điều trị bảo tồn thích hợp cho bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ đến trung bình. Với Trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ chuyên môn sẽ đánh giá tình trạng của bệnh và dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch đĩa đệm, giải phóng áp lực cho các dây thần kinh, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể và giúp cột sống có thể chuyển động linh hoạt trở lại. Khi được kết hợp cùng các bài tập kéo giãn cơ, phục hồi chức năng hay vật lý trị liệu phù hợp thì cơn đau ở các cơ xung quanh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, bác sĩ Paul D’Alfonso cũng có lời khuyên các bệnh nhân nên cẩn trọng khi chọn điều trị bằng thuốc. Nguyên nhân là do thuốc sẽ không điều trị bệnh dứt điểm, không can thiệp được đến cấu trúc cột sống bị sai lệch mà chỉ đối phó với các cơn đau tạm thời. Đồng thời, nếu bạn muốn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, đừng vội quyết định khi tình trạng bệnh chưa đến mức thật sự nghiêm trọng. Bởi phẫu luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng và không cần thiết đối với bệnh nhân chỉ mắc bệnh ở cấp độ nhẹ.

Lưu ý trong quá trình điều trị

Về chế độ dinh dưỡng: Tránh xa các loại thức ăn chứa chất béo, như đồ chiên xào hoặc các chất gây viêm trong đồ cay nóng, rượu bia hoặc các chất caffeine khiến cơ thể bị mất nước. Đồng thời, cố gắng uống hơn 3 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng như glucosamine và vitamin D cho cơ thể.

Về chế độ tập luyện: Đây là một yếu tố rất quan trọng. Mọi bài tập vật lý trị liệu như yoga, đều rất có ích cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đến học với các huấn luyện viên vật lý trị liệu ở phòng khám để có thể nắm được cách thức tập luyện đúng hơn.

Một số cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1

các bài tập giúp giảm đau thắt lưng

Đối với người cao tuổi: Cách phòng thoát vị đĩa đệm L5,S1 ở đối tượng này là nên tập luyện hằng ngày. Bạn không cần tập luyện quá nhiều, chỉ cần những bài tập căng giãn cơ nhẹ hay yoga để duy trì sự chuyển động của cơ thể và giữ cho đốt sống luôn khỏe mỗi ngày.

Đối với dân văn phòng: Với những người làm việc trên máy tính 6 - 8 tiếng mỗi ngày, thì nên đứng lên đi lại sau mỗi 30 phút. Bởi nếu bạn không thực hiện đều đặn việc này sẽ dẫn đến nguy cơ phồng đĩa đệm - một thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm sẽ rất cao. Bên cạnh đó, việc sắp xếp bàn ghế ở độ cao và cự ly đúng chuẩn cũng không kém phần quan trọng.

Đối với thanh thiếu niên: Bạn nên cố gắng không ngồi sai tư thế khi ngồi học hay sinh hoạt mỗi ngày. Và không cúi đầu phía trước khi bấm điện thoại hay sử dụng laptop trong thời gian dài. Đây là một tư thế vô cùng có hại và cần được sửa đổi ngay.

Đừng chờ đến khi các đĩa đệm có vấn đề nghiêm trọng, bạn mới bắt đầu quan tâm đến việc chữa trị. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn lâu năm và trang thiết bị hiện đại, phòng khám Maple Healthcare là địa chỉ uy tín giúp bạn phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1 an toàn, hiệu quả.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết:


Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ