Biến Chứng Thoái Hóa Khớp Khi Không Điều Trị Kịp Thời
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng tám 8, 2020
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Do ảnh hưởng từ lối sống, ngày nay, thoái hóa khớp trở thành chứng bệnh khá phổ biến với tỷ lệ người mắc cao. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, thoái hóa khớp để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Paul D’Alfonso – Chuyên gia trị liệu Thần kinh cột sống (Phòng khám Maple) sẽ phân tích kỹ hơn về thoái hóa khớp – chứng bệnh được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Thoái hóa khớp có biểu hiện như thế nào?
Theo các chuyên gia, thực tế, thoái hóa khớp không phải một căn bệnh mà là vấn đề cấu trúc vật lý của cơ thể. Sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn đi theo thời gian hoặc bị thoái hóa nhanh hơn bình thường. Thoái hóa khớp thường có những biểu hiện như:
- Nhức mỏi nhẹ
- Đau mỏi, khó chịu khi vận động nhiều
- Phát ra âm thanh lục cục khi di chuyển, vận động
- Nhức mỏi nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy và độ đau giảm dần trong ngày
- Tình trạng nhức mỏi xương khớp tăng theo độ tuổi
Theo chuyên gia, bất kỳ loại khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị thoái hóa, tùy thuộc vào thói quen, tiền sử bệnh án, chấn thương của bệnh nhân. Những loại khớp dễ bị thoái hóa nhất là những loại khớp thường xuyên phải chuyển động, chịu sức nặng từ cơ thể như: Mắt cá, đầu gối, hông, lưng dưới, cổ, cổ tay, vai, khuỷu tay...
Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể được gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do áp lực lên cơ khớp theo thời gian: Nguyên nhân phổ biến nhất (90%). Do thói quen xấu, tập thể thao quá nặng hoặc quá sức, chấn thương, lao động nặng, tư thế làm việc và vận động không đúng...Khi áp lực lên cơ khớp tăng, khớp cọ sát vào nhau làm tăng nhiệt lượng. Áp lực cộng với nhiệt lượng tạo ra tích tụ trong thời gian dài khiến khớp thay đổi hình dạng và xói mòn nhanh hơn, gây thoái hóa khớp.
- Yếu tố di truyền: Một số người khi sinh ra có cấu trúc gen hoặc hệ miễn dịch không tốt khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Yếu tố tuổi tác: Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên xương khớp, dễ dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
Biến chứng khi không điều trị kịp thời
Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân:
- Biến dạng khớp: Thoái hóa khớp dẫn đến sự xuất hiện của các gai trong khớp, gây nên lệch trục khớp, làm thay đổi cấu trúc xương khớp, khớp bị biến đổi hình dạng, ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như thẩm mỹ.
- Hạn chế vận động hoặc tàn phế: Do ảnh hưởng từ cảm giác đau mỏi, người bệnh thường có tâm lý lười vận động. Lâu ngày, các khớp cứng, xuất hiện gai xương, teo cơ, yếu xương...Người bệnh có thể bị tàn phế.
- Bại liệt: Thoái hóa khớp ở cột sống còn khiếndây thần kinh bị chèn ép trong cột sống dẫn đến vận động khó khăn, gây thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, bị liệt một số bộ phận.
Các phương pháp điều trị hiện nay
Y học ngày càng phát triển, thoái hóa khớp cũng có nhiều phương pháp điều trị đa dạng:
- Điều trị bằng thuốc: Phương pháp khá phổ biến nhưng chỉ điều trị triệu chứng ở mức độ nhẹ. Về bản chất, thuốc không đẩy lùi được thoái hóa. Quá trình thoái hóa vẫn tiếp diễn.
- Phẫu thuật: Phương pháp thường được chỉ định cho những bệnh nhân thoái hóa khớp nặng, giúp bệnh nhân có thể cử động, di chuyển, mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, phẫu thuật nào cũng bao gồm những rủi ro nhất định và không hẳn đã đẩy lùi thoái hóa mà chỉ giúp quá trình thoái hóa ngừng lại
- Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu: Kỹ thuật viên dùng các kỹ thuật nhằm tác động đến quá trình thoái hóa và làm dịu cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Phương pháp thường áp dụng ở giai đoạn sớm, có thể điều trị song song với phương pháp khác.
Thoái hóa khớp có phòng ngừa được không?
Theo các bác sĩ, thoái hóa khớp có thể phòng ngừa và làm chậm lại bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng hợp lý như sau:
- Môi trường sống an toàn: Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi môi trường sống
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để làm chậm quá trình lão hóa: Uống nhiều nước, ăn thịt trắng (gà, cá...) hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, cừu...). Trong bữa ăn, chú trọng thành phần rau củ chiếm 80%, giảm thiếu thức ăn nhiều đường bột như bánh mỳ, mỳ sợi...Hạn chế thức uống có cồn hoặc nhiều axit.
- Cung cấp các loại chất bổ sung vitamin, chất kháng viêm tự nhiên: Dầu cá, omega 3, cam, rau bina, hạt hạnh nhân...
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Làm việc khoa học, không ngồi lì trước máy tính 8-10 tiếng, điều chỉnh tư thế làm việc phù hợp, lưng thẳng. Thư giãn xương khớp bằng các bài vận động nhẹ như yoga, zumba, nâng tạ nhẹ...
- Quan tâm sức khỏe và ngăn ngừa bệnh từ sớm: Cha mẹ nên giáo dục con cái thói quen sinh hoạt, ăn uống, vận động để phòng ngừa bệnh từ sớm, không nên để sau 30-40 tuổi mới chú trọng phòng ngừa.
- Ngăn ngừa bệnh từ sớm: Khi gặp vấn đề xương khớp là đến gặp bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống uy tín để khám và điều trị kịp thời, không nên để nặng mới đi điều trị.
Tại Việt Nam, phòng khám Maple Healthcare là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị thoái hóa khớp cũng như các bệnh lý xương khớp nói chung. Hội tụ đội ngũ bác sĩ nước ngoài, trang thiết bị, quy trình y khoa chuẩn Quốc tế, Maple Healthcare là địa chỉ uy tín về trị liệu thần kinh cột sống không phẫu thuật, không dùng thuốc.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Bài viết liên quan:
- Khô Dịch Khớp Là Gì Và Cách Điều Trị
- Giảm Đau Xương Khớp và Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Thời Corona
- Điều Trị Nắn Chỉnh Thần Kinh Cột Sống
- Điều Trị Thoái Hoá Đĩa Đệm Cột Sống
- 5 Nguyên Nhân Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Hàng Đầu Trong Thế Giới Hiện Đại
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ